Học Viện Truyền Thông Tiếp Thị Việt Nam - Since 2001

Thương mại điện tử – ‘miền đất hứa’ cho ngành bán lẻ

Thương mại điện tử mở một cánh cửa mới cho ngành bán lẻ khi kênh bán hàng truyền thống gần như đóng lại trong năm 2020.


Ngành bán lẻ và thương mại điện tử trải qua một khoảng thời gian chưa từng có trong năm 2020. Mọi dự báo tăng trưởng phải thay đổi do biến số Covid-19. Tuy nhiên đây lại là một cú hích thúc đẩy chuyển động thần tốc của thương mại điện tử. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính, tốc độ tăng trưởng của ngành năm qua có thể đạt mức 30%, với tổng giá trị hơn 15 tỷ USD.

“Big Four” của ngành thương mại điện tử cũng ghi nhận những tín hiệu lạc quan ở nhiều chỉ số. Đơn cử Lazada tăng gần gấp hai lần số lượng nhà bán hàng trong năm 2020. Số lượt xem livestream – một trong những công cụ bán hàng chủ lực hiện nay – tăng gần 25 lần. Lượng đơn hàng thành công qua LazLive tăng 45 lần. Lượng khách hàng thường xuyên tương tác với LazGame mỗi ngày tăng 2,5 lần.

“Năm 2020 là một năm đặc biệt với nhiều sự kiện chưa từng có, buộc tất cả chúng ta phải nhìn lại và thay đổi phương thức trao đổi, làm việc và mua sắm. Tôi thật sự ấn tượng với khả năng thích nghi và mạnh mẽ vượt qua khó khăn nhưng vẫn lạc quan hướng tới tương lai của cộng đồng”, ông James Dong – Tổng giám đốc Lazada Việt Nam nói.

Mua sắm online trở thành thói quen mới

Chị Huỳnh Tuyết, 33 tuổi tại TP HCM cho biết, trước đây chị ít mua hàng online nhưng khi buộc phải chọn kênh này mua sắm nhiều hơn để phòng dịch, chị mới nhận ra tính ưu việt của kênh này.

“Tôi mua thịt cá, rau củ quả chỉ mất vài tiếng là hàng đã giao đến tận cửa nhà. Hàng hóa thì rất đa dạng, muốn mua gì cũng có mà giá có khi còn rẻ hơn tôi mua tại chợ hay siêu thị”, chị Tuyết nói.

Mua sắm online trở thành thói quen mới của người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Ảnh: Lazada.

Khảo sát mới nhất của Nielsen Việt Nam cho thấy số người tiêu dùng mua sắm online tăng lên 25% trong năm qua, trong khi các kênh truyền thống như siêu thị, chợ và tạp hóa chỉ tăng lần lượt 7%, 3% và 6%. Từ một phương thức mua sắm bổ trợ, thương mại điện tử đã trở thành “nếp sống” mới của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ.

Sự đón nhận của người dùng còn đến từ nỗ lực tối ưu trải nghiệm khách hàng của các nền tảng. Hàng loạt dịch vụ mới được bổ sung nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng. Chẳng hạn Lazada ra mắt ngành hàng thực phẩm tươi sống giao nhanh trong 2h, triển khai các phương thức giao hàng không tiếp xúc như iLogic Box – tủ giao hàng thông minh… Mảng hoạt động kết hợp giải trí – mua sắm như LazLive, LazGame, hệ thống gian hàng chính hãng LazMall được đẩy mạnh đầu tư. Các chiến dịch khuyến mãi diễn ra liên tiếp. Loạt lễ hội mua sắm được tổ chức đều đặn vào mỗi tháng với giá tốt, giá giảm sâu độc quyền cùng nhiều ưu đãi đặc biệt.

“Hướng đến năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thương hiệu đối tác và nhà bán hàng tiếp tục tăng trưởng và mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng”, ông James Dong – Tổng giám đốc Lazada Việt Nam khẳng định.

‘Miền đất hứa’ của các nhà bán lẻ

Với cú hích trong năm qua, thương mại điện tử giờ đây là một kênh bán hàng đắc lực hỗ trợ nhà bán hàng tăng doanh số. Bà Ngô Thị Kim Khắc – Giám sát bán hàng Highlands Coffee chia sẻ, nhờ những hỗ trợ của Lazada, nhà bán hàng này đã ghi nhận tăng trưởng gấp 5 lần ở cả lượng tương tác, doanh thu và mức độ nhận diện, đặc biệt qua các mùa lễ hội mua sắm.

Trái ngược kênh truyền thống ảm đạm, nhiều nhãn hàng tất bật với kênh online – kênh bán hàng chủ lực mới. Ảnh: Shutterstock.

Trái ngược bối cảnh ảm đạm của kênh bán hàng truyền thống, bà Võ Thị Hồng Thủy – Giám đốc Kinh doanh kênh Siêu thị và Thương mại điện tử của Kinh Do Mondelez nhận định 2020 là một năm thuận lợi trong hợp tác với Lazada. Khởi đầu với lễ hội mua sắm Tết “rực rỡ” trong năm 2020, xuyên suốt đến mùa trung thu và gần nhất là hai tháng cuối năm qua, công ty này đạt tăng trưởng doanh thu gấp đôi trên kênh online.

Hay như gian hàng chính hãng của hãng điện tử Philips trên Lazada cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng 205%. Còn TCL đạt tăng trưởng doanh thu và số lượng khách hàng mới gấp ba lần trong năm qua.

Các thương hiệu bán lẻ có cùng nhìn nhận, Lazada sở hữu những thế mạnh về công nghệ và giải pháp sáng tạo giúp các nhà bán hàng định vị thương hiệu, triển khai hiệu quả chiến lược thương mại và cải tiến liên tục về dịch vụ. Trong năm 2021, nền tảng này tiếp tục là đối tác quan trọng của các nhà bán lẻ, giúp các thương hiệu chinh phục “miền đất hứa” thương mại điện tử.

Triển vọng tiếp tục bứt phá dịp Tết

Tiếp đà bứt phá tăng trưởng trong năm qua, các nhà bán lẻ đang tấp nập chuẩn bị cho lễ hội mua sắm Lazada “Tết 21, Chốt Đơn” diễn ra trong 10 ngày từ 19-28/1 với loạt ưu đãi giảm giá đến 50%. Từ ngày 15/1, khách hàng đã có thể sưu tầm hàng triệu mã miễn phí giao hàng và các voucher giá trị trên website và ứng dụng Lazada.

“Tết 21-Chốt đơn” là lễ hội mua sắm lớn cuối cùng của Lazada trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch với những ưu đãi độc quyền và giá trị lớn. Ảnh: Lazada.

Cụ thể có hơn 8 triệu ưu đãi toàn sàn giảm đến 50% cùng hàng chục triệu mã giảm giá. Hàng chục nghìn thương hiệu chính hãng và nhà bán hàng tham gia cung cấp ưu đãi độc quyền. Nền tảng này cũng miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 30.000 đồng áp dụng toàn quốc.

Ở hai khung giờ vàng là 8h và 20h mỗi ngày, khách hàng có thể thu thập voucher 888.000 đồng, mua một được hai và miễn phí giao hàng không giới hạn. Chương trình “Siêu sale hàng hiệu” từ 0-2h ngày 19/1 mang đến các ưu đãi hàng hiệu giảm giá đến 50% và miễn phí giao hàng. Khách hàng có thể “săn” ưu đãi độc quyền từ Apple, Kiehl’s, Friso, Unilever, Gumac và Lock&Lock. Bên cạnh đó là hàng nghìn sản phẩm giá từ 8.000 đồng trong khung giờ đặc biệt 0h, 2h, 9h, 12h, 20h ngày 19/1 và nhiều “deal” giảm giá sâu trong suốt lễ hội mua sắm từ 20-28/1.

Kênh bán hàng qua livestream đại nhạc hội tiếp tục là thế mạnh của Lazada hỗ trợ đắc lực cho các nhà bán lẻ. Chuỗi hoạt động trực tuyến diễn ra liên tục trong 48 giờ của hai ngày 18-19/1. Nổi bật là đại nhạc hội trực tuyến Lazada Super Show Tết vào 19h ngày 18/1 và 19/1 mang đến các “deal” chỉ cung cấp duy nhất trong các chương trình này. Hay các trò chơi tương tác thu thập xu nổi tiếng của Lazada cũng sẽ mang đến những ưu đãi và trải nghiệm thú vị cho người dùng, tạo thêm cơ hội để nhà bán hàng chinh phục khách hàng dịp Tết.

Với những khoản đầu tư khổng lồ cho những giải pháp bán hàng sáng tạo, thương mại điện tử đang mở ra một mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ khai thác. Các chuyên gia nhận định trong tương lai, kể cả khi nền kinh tế trở về trạng thái bình thường, thương mại điện tử vẫn sẽ là một thói quen được đông đảo người dùng ưa chuộng. Các thương hiệu bán lẻ sẽ coi đây là kênh bán hàng đắc lực và thúc đẩy tăng trưởng bền vững chứ không còn là một giải pháp tình thế giai đoạn khó khăn.

Nguồn: Vnexpress

Mời Anh Chị xem Hành trình lịch sử VietnamMarcom

X